NHIỀU NHÀ ĐẦU TƯ DÒNG SẢN PHẨM SECOND HOME NHẮM ĐẾN THỊ TRƯỜNG BẢO LỘC

Sở hữu nhiều lợi thế về địa hình, thiên nhiên, thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) khá phù hợp để phát triển loại hình bất động sản sinh thái, nghỉ dưỡng trong thời gian tới.

Xu hướng second home đã có từ lâu nhưng kể từ khi khởi phát dịch covid 19, xu hướng này ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Những khu vực sở hữu lợi thế về tự nhiên, cảnh quan đẹp được giới đầu tư xem là mảnh đất màu mỡ để phát triền phân khúc nghỉ dưỡng.

Gần đây, một số địa phương nổi lên xu hướng “trốn phố về rừng” như Bảo Lộc, Lộc Tân (Lâm Đồng), nhiều ông lớn bất động sản đã kéo về đây đầu tư nhiều dự án sinh thái.

Cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 4 giờ di chuyển, thành phố cao nguyên xanh mát này được thiên nhiên ưu đãi với cảnh vật hoang sơ, khí hậu ôn hòa, không khí trong lành, mát mẻ. Do đó nơi đấy rất có tiềm năng phát triển loại hình bất động sản sinh thái, trải nghiệm, khám phá thiên nhiên hay chăm sóc sức khỏe.

Vùng đất nơi đây đang đang là địa danh được nhiều ông lớn bất động sản để mắt tới. Hiện tại có Hưng Thịnh Group, Novaland, Vă Phú Invest, Sungroup, Himlam, … đã gom cho mình những quỹ đất đẹp để phát triển dự án tại đây.

Theo phân tích của các chuyên gia trong ngành bất động sản, những doanh nghiệp có tầm nhìn thường sẽ tìm kiếm cơ hội khi thị trường còn mới mẻ. Giới đầu tư địa ốc cũng đón đầu xu hướng “trốn phố về vườn” của những du khách thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Theo một chuyên gia trong giới bất động sản cho rằng, xu hướng sở hữu căn nhà thứ 2 ở vùng ven và tỉnh lẻ đang thể hiện rõ nét nhất trong bối cảnh dịch Covid 19 vừa qua.

Có 2 nhóm khách hàng quan tâm mạnh đến xu thế này. Thứ nhất là nhóm người bán hết tài sản ở phố thị để về “vườn”, muốn sống trong môi trường gần gũi với thiên nhiên. Nếu như làm nông không thuận lợi thì giá đất vườn vẫn tăng gấp 3 lần sau 5 năm. Nhóm thứ 2 là du khách ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận mua nhà vườn với mong muốn tìm kiếm một chốn yên bình để nghỉ ngơi, thư giãn cuối tuần. Đây cũng là nhóm khách hàng khá tiềm năng. Đây được xem là cơ hội lớn để những khu vực tiềm năng như Bảo Lộc phát triển các sản phẩm đáp ứng nhu cầu này trong thời gian tới.

Ngày càng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chúng ta có thể xây dựng lại tốt hơn để tạo ra một thế giới khỏe mạnh, kiên cường, thịnh vượng, công bằng và không có carbon sau cuộc khủng hoảng dịch bệnh hiện nay.

Các cơ hội việc làm đương nhiên là sự cân nhắc quan trọng trong kế hoạch tăng trưởng nền kinh tế chủ trương carbon thấp. Việc áp dụng rộng rãi các công nghệ năng lượng tái tạo sẽ tạo ra cơ hội việc làm lên chuỗi cung ứng. Theo Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), trên toàn thế giới, lĩnh vực này đã tuyển dụng 11 triệu người vào cuối năm 2018. Cũng theo cơ quan này, việc thúc đẩy chuyển đổi năng lượng dựa trên năng lượng tái tạo là cơ hội để đáp ứng các mục tiêu khí hậu toàn cầu, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra hàng triệu việc làm và cải thiện phúc lợi của con người.

Ông Mark Radka, chuyên gia về năng lượng và khí hậu của Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) cho biết, các gói kích thích kinh tế hậu Covid-19 sẽ cung cấp cơ hội để bắt đầu chuyển đổi và phục hồi xanh bằng việc tạo ra các việc làm xanh.

Bên cạnh đó, nghiên cứu “Năng lượng tái tạo và việc làm – Đánh giá thường niên 2019” của IRENA cũng đã nhận định, từ nay đến năm 2050, việc chuyển đổi hệ thống năng lượng có thể giúp tăng tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu tích lũy cao hơn. Các việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo sẽ tăng gần gấp 4 lần, lên đến 42 triệu. Trong khi các thị trường hàng đầu như Trung Quốc, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) tập trung nhiều nhất vào việc tạo ra việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo thì các nước châu Á đã nổi lên như là nhà xuất khẩu các tấm pin năng lượng mặt trời. Trong đó, sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời vẫn là lĩnh vực tuyển dụng nhân công hàng đầu trong số các lĩnh vực công nghệ năng lượng tái tạo năm 2018, chiếm 1/3 trong quy trình làm việc của lĩnh vực này. Châu Á đã tuyển dụng hơn 3 triệu việc làm trong lĩnh vực này, chiếm gần 9/10 của tổng số toàn cầu. Brazil, Colombia và Đông Nam Á có chuỗi cung ứng chuyên sâu lao động, trong khi các hoạt động tại Mỹ và EU được cơ giới hóa hơn nhiều.

Việc làm trong lĩnh vực năng lượng gió đã hỗ trợ tạo thêm 1,2 triệu việc làm. Các dự án trên bờ chiếm ưu thế, nhưng phân khúc ngoài khơi đang có được sức hút, có thể xây dựng chuyên môn và cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực dầu khí ngoài khơi. Trong tất cả các năng lượng tái tạo, thủy điện có công suất lắp đặt lớn nhất nhưng hiện đang mở rộng chậm chạp.

Thực tế cho thấy, năng lượng tái tạo đã góp phần tạo việc làm trên khắp châu Phi và châu Á. Tuy nhiên, theo Liên hiệp quốc, để quyết định tăng trưởng việc làm trong năng lượng tái tạo, các quốc gia trên thế giới cần đặt trọng tâm vào các chính sách của chính phủ, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, mô hình thương mại; tái tổ chức ngành lại và hợp nhất xu hướng.

Năng lượng tái tạo cung cấp cơ hội cho xây dựng lại tốt hơn, tạo ra việc làm xanh, tạo điều kiện cho việc chuyển đổi sang các nền kinh tế trung tính carbon và bảo vệ chính chúng ta.

NGUỒN: sggp.org.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *